Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê, dù đi xa, sinh sống ở nơi nào cũng không thể quên được cây đa, bến nước, sân đình, ngõ xóm và không khí những buổi đi chợ Tết ở quê hương mỗi độ xuân về...
Lúc còn rất nhỏ, tôi nhớ là đến gần phiên chợ áp Tết, mẹ tôi thường nói:" Con phải ngoan! Chăm làm, chăm học mai mẹ cho đi chợ Tết may áo mới...".Lúc đó trong tôi vui lắm, mọi dỗi hờn của trẻ thơ trong tôi tan biến, thay vào đó là niềm vui được đi chợ Tết, sẽ được mặc áo mới. Thế là, đêm đó tôi ngủ trong thấp thỏm, cứ mong trời mau sáng để được đi chợ. Khi tiếng gà gáy canh tư, tôi đã vội vàng lay mẹ và giục:" Mẹ ơi, đi chợ thôi!". Và mỗi lần đi chợ Tết về là tôi chạy ngay sang hàng xóm, khoe ngay với bạn bè cùng trang lứa bộ quần áo mới mà mẹ vừa mua cho. Chợ quê tôi nằm ở trung tâm của các làng trong xã, ngay bên trục đường chính. Tôi không biết chợ quê tôi đã có từ bao giờ, có lẽ đã hình thành hàng trăm năm rồi. Mỗi lần đi chợ, mẹ tôi thức dậy sớm chuẩn bị quang gánh, gáng rau đi bán, khi thì mấy mớ rau muống, khi thì mấy nải chuối và vài quả bưởi...Và buổi trưa anh em tôi lại mong ngóng mẹ về để được ăn quà. Chợ họp vào những ngày áp Tết thì đông vui hơn nhiều, chợ không chỉ là nơi người mua, người bán mà còn là dịp họ hàng người thân, bạn bè hỏi thăm nhau sức khỏe, cuộc sống làm ăn, mà thường ngày họ bận bịu công việc không gặp nhau được. Từ sáng sớm, rầm rập những người gánh, người thồ các loại hàng hóa cho một phiên chợ xuân. Muộn hơn là các cháu nhỏ ríu rít, cười nói theo mẹ, theo chị đến chợ. Chợ Tết có đủ mặt hàng: nơi bán hoa đào, hoa mai và các loại hoa khác, có loại hoa phải lấy từ nơi khác về bán, có loại thì chính tay chăm sóc của người nông dân trong làng, trong xã. Sắc màu các loài hoa thì phong phú, rực rỡ như vẫy chào mùa xuân đến. Nơi thì bày bán các bức tranh ngũ quả thờ Tết, các sản phẩm khác cũng bình dị như người quê vậy, không hào nhoáng bên ngoài: đây là mẻ cua còn vương bùn, kia là mớ rau nhựa còn ứa, mẻ trứng gà còn mới rớt vài cọng rơm lót ổ...Toàn là người quê với nhau cho nên bán không nói thách cao như ở thành thị, lời phân bua cũng rất thật:
-Anh thông cảm, rau cuối vụ mà, sương muối nhiều!
-Cà chua vẫn còn xanh?...
-Cà chua này chín tự nhiên, mã không đẹp nhưng ngon lắm!
Chưa đến thời điểm giao năm cũ, đón năm mới nhưng những gương mặt, nụ cười của người đi phiên chợ áp Tết sao hồ hởi tươi vui thế, cứ như niềm vui được nhân lên nhiều lần. Cũng có người cả năm mới gặp nhau do đi học, đi làm ăn ở xa, Tết đến về thăm quê lại được hưởng cái không khí nhộn nhịp của chợ Tết quê hương.
Chợ năm nay mặt hàng có phong phú hơn mấy năm trước, cái no đủ của người dân được mùa, cái tươi tắn cảu nụ cười làng quê đổi mới. Chợ áp Tết thường tan muộn hơn phiên chợ ngày thường, khi ánh nắng đã lên cao, đã vào tầm 11 giờ trưa mà vẫn còn đông đúc.
Chợ quê tôi tuy nhỏ nhưng với tôi có một ý nghĩa lớn. Bây giờ, mỗi độ xuân sang tôi lại về quê đi chợ, chỉ là ngắm nhìn cảnh người mua người bán, hưởng không khí nhộn nhịp tươi vui mà thấy lòng mình xốn xang thật lạ.
Lúc còn rất nhỏ, tôi nhớ là đến gần phiên chợ áp Tết, mẹ tôi thường nói:" Con phải ngoan! Chăm làm, chăm học mai mẹ cho đi chợ Tết may áo mới...".Lúc đó trong tôi vui lắm, mọi dỗi hờn của trẻ thơ trong tôi tan biến, thay vào đó là niềm vui được đi chợ Tết, sẽ được mặc áo mới. Thế là, đêm đó tôi ngủ trong thấp thỏm, cứ mong trời mau sáng để được đi chợ. Khi tiếng gà gáy canh tư, tôi đã vội vàng lay mẹ và giục:" Mẹ ơi, đi chợ thôi!". Và mỗi lần đi chợ Tết về là tôi chạy ngay sang hàng xóm, khoe ngay với bạn bè cùng trang lứa bộ quần áo mới mà mẹ vừa mua cho. Chợ quê tôi nằm ở trung tâm của các làng trong xã, ngay bên trục đường chính. Tôi không biết chợ quê tôi đã có từ bao giờ, có lẽ đã hình thành hàng trăm năm rồi. Mỗi lần đi chợ, mẹ tôi thức dậy sớm chuẩn bị quang gánh, gáng rau đi bán, khi thì mấy mớ rau muống, khi thì mấy nải chuối và vài quả bưởi...Và buổi trưa anh em tôi lại mong ngóng mẹ về để được ăn quà. Chợ họp vào những ngày áp Tết thì đông vui hơn nhiều, chợ không chỉ là nơi người mua, người bán mà còn là dịp họ hàng người thân, bạn bè hỏi thăm nhau sức khỏe, cuộc sống làm ăn, mà thường ngày họ bận bịu công việc không gặp nhau được. Từ sáng sớm, rầm rập những người gánh, người thồ các loại hàng hóa cho một phiên chợ xuân. Muộn hơn là các cháu nhỏ ríu rít, cười nói theo mẹ, theo chị đến chợ. Chợ Tết có đủ mặt hàng: nơi bán hoa đào, hoa mai và các loại hoa khác, có loại hoa phải lấy từ nơi khác về bán, có loại thì chính tay chăm sóc của người nông dân trong làng, trong xã. Sắc màu các loài hoa thì phong phú, rực rỡ như vẫy chào mùa xuân đến. Nơi thì bày bán các bức tranh ngũ quả thờ Tết, các sản phẩm khác cũng bình dị như người quê vậy, không hào nhoáng bên ngoài: đây là mẻ cua còn vương bùn, kia là mớ rau nhựa còn ứa, mẻ trứng gà còn mới rớt vài cọng rơm lót ổ...Toàn là người quê với nhau cho nên bán không nói thách cao như ở thành thị, lời phân bua cũng rất thật:
-Anh thông cảm, rau cuối vụ mà, sương muối nhiều!
-Cà chua vẫn còn xanh?...
-Cà chua này chín tự nhiên, mã không đẹp nhưng ngon lắm!
Chưa đến thời điểm giao năm cũ, đón năm mới nhưng những gương mặt, nụ cười của người đi phiên chợ áp Tết sao hồ hởi tươi vui thế, cứ như niềm vui được nhân lên nhiều lần. Cũng có người cả năm mới gặp nhau do đi học, đi làm ăn ở xa, Tết đến về thăm quê lại được hưởng cái không khí nhộn nhịp của chợ Tết quê hương.
Chợ năm nay mặt hàng có phong phú hơn mấy năm trước, cái no đủ của người dân được mùa, cái tươi tắn cảu nụ cười làng quê đổi mới. Chợ áp Tết thường tan muộn hơn phiên chợ ngày thường, khi ánh nắng đã lên cao, đã vào tầm 11 giờ trưa mà vẫn còn đông đúc.
Chợ quê tôi tuy nhỏ nhưng với tôi có một ý nghĩa lớn. Bây giờ, mỗi độ xuân sang tôi lại về quê đi chợ, chỉ là ngắm nhìn cảnh người mua người bán, hưởng không khí nhộn nhịp tươi vui mà thấy lòng mình xốn xang thật lạ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét