Mùa đông đã về...!
Mùa đông bắt đầu từ làn gió nhẹ se lạnh, từ bờ môi, bàn chân khô nẻ. Từ những chiếc lá rụng khẽ, chỉ còn trơ trọi những cành cây khẳng khiu, những đàn chim bay ngang trời tìm nơi trú ngụ mới. Rồi tiếng xuýt xoa vì lạnh, ngồi bên nhau chờ nồi ngô nếp chín, nóng hổi bốc khói thơm ngào ngạt...
Có người bảo, mùa đông để các thiếu nữ khoe sắc, tạo dáng bằng những chiếc áo và tấm khăn ấm nhiều màu. Người cao tuổi thì khoác lên mình tấm áo bông, áo dạ, ngồi bên bếp than hồng, nhìn làn khói mỏng bay. Đám trẻ thơ vô tư nô đùa, còn người lớn ra đồng từ sáng sớm khi sương lạnh chưa tan...
Hồi nhỏ, mỗi khi nghe đài báo gió mùa đông bắc về, mẹ tôi nói: “Áo len mùa đông trước của con năm nay không mặc được, con mẹ lớn nhanh quá!”. Rồi mẹ lại ngồi đan áo len mới cho tôi. Hình ảnh mẹ ngồi đan áo đã in đậm trong tâm trí tôi, sưởi ấm lòng tôi suốt những mùa đông tuổi thơ và cả mùa đông khi tôi đã trưởng thành… Những mùa đông đi qua, đã có biết bao chiếc khăn, chiếc áo được đan dệt từ yêu thương của những người mẹ và trái tim của những người con được sưởi ấm “Gió lạnh chiều đông nhớ tuổi thơ /Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ /Mênh mông nước bạc đồng sau gặt /Một nỗi buồn xa như sóng xô”. Một truyền thuyết cảm động mà các bà, các mẹ thường kể cho cháu, con, đó là truyền thuyết về nàng Bân đan áo cho chồng, khi áo đan xong thì trời hết rét, cảm động trước tình yêu mà người vợ dành cho người chồng, Ngọc Hoàng đã cho rét trở lại để người chồng được thử áo. Từ đó, rét tháng ba được gọi là rét nàng Bân.
Từ ngàn xưa, có những câu chuyện cảm động về người chinh phụ mòn mỏi chờ chồng đi chinh chiến, ngày đêm ngồi đan áo ấm gửi ra nơi sa trường sương giá, mong chồng mình được mặc chiếc áo do chính tay vợ đan với tất cả tình yêu thương, nhưng khi chiếc áo tới được nơi chiến trường, thì người chồng đã hy sinh. Kháng chiến trường kỳ, đất nước có các mẹ, các chị đan áo, đan khăn tặng cho các chiến sĩ sưởi ấm lòng nơi chiến trường khi đông về. Nơi chiến trường bom rơi lửa đạn ấy, người lính luôn có một điểm tựa, một niềm tin nơi hậu phương để các anh chắc tay súng, bảo vệ sự yên bình cho quê hương, Tổ quốc.
Tôi không thích mùa đông nhưng lại có một tình yêu rất mơ hồ. Có lẽ mùa đông đã cho tôi hiểu và biết nhiều hơn về cuộc sống. Tôi hiểu, vì trong cái lạnh giá người ta luôn mong được sưởi ấm, dù chỉ là một chút thôi cũng thấy được giá trị lớn lao của sự ấm áp tình người, như mặt đất mong ánh nắng mặt trời mang đến sự sống sinh sôi của những chồi non khi xuân sang.
Trong nhịp sống hối hả hôm nay, mấy ai có thời gian ngồi đan khăn, đan áo? Khi thị trường tràn ngập hàng may sẵn, với đủ loại ta, tàu… phong phú, đa dạng... Vậy mà, vẫn còn những bà mẹ ngồi đan khăn, đan áo cho con, cháu mình. Áo đan tuy không đẹp bằng áo được dệt bằng công nghệ hiện đại, nhưng người mặc lại thấy ấm lòng và cảm nhận được tình yêu thương ấm áp biết nhường nào trong mùa đông lạnh giá. Mùa đông đều mang theo lạnh giá, nhưng lòng người luôn được sưởi ấm bằng tình yêu thương giữa con người với con người...
Mùa đông bắt đầu từ làn gió nhẹ se lạnh, từ bờ môi, bàn chân khô nẻ. Từ những chiếc lá rụng khẽ, chỉ còn trơ trọi những cành cây khẳng khiu, những đàn chim bay ngang trời tìm nơi trú ngụ mới. Rồi tiếng xuýt xoa vì lạnh, ngồi bên nhau chờ nồi ngô nếp chín, nóng hổi bốc khói thơm ngào ngạt...
Có người bảo, mùa đông để các thiếu nữ khoe sắc, tạo dáng bằng những chiếc áo và tấm khăn ấm nhiều màu. Người cao tuổi thì khoác lên mình tấm áo bông, áo dạ, ngồi bên bếp than hồng, nhìn làn khói mỏng bay. Đám trẻ thơ vô tư nô đùa, còn người lớn ra đồng từ sáng sớm khi sương lạnh chưa tan...
Hồi nhỏ, mỗi khi nghe đài báo gió mùa đông bắc về, mẹ tôi nói: “Áo len mùa đông trước của con năm nay không mặc được, con mẹ lớn nhanh quá!”. Rồi mẹ lại ngồi đan áo len mới cho tôi. Hình ảnh mẹ ngồi đan áo đã in đậm trong tâm trí tôi, sưởi ấm lòng tôi suốt những mùa đông tuổi thơ và cả mùa đông khi tôi đã trưởng thành… Những mùa đông đi qua, đã có biết bao chiếc khăn, chiếc áo được đan dệt từ yêu thương của những người mẹ và trái tim của những người con được sưởi ấm “Gió lạnh chiều đông nhớ tuổi thơ /Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ /Mênh mông nước bạc đồng sau gặt /Một nỗi buồn xa như sóng xô”. Một truyền thuyết cảm động mà các bà, các mẹ thường kể cho cháu, con, đó là truyền thuyết về nàng Bân đan áo cho chồng, khi áo đan xong thì trời hết rét, cảm động trước tình yêu mà người vợ dành cho người chồng, Ngọc Hoàng đã cho rét trở lại để người chồng được thử áo. Từ đó, rét tháng ba được gọi là rét nàng Bân.
Từ ngàn xưa, có những câu chuyện cảm động về người chinh phụ mòn mỏi chờ chồng đi chinh chiến, ngày đêm ngồi đan áo ấm gửi ra nơi sa trường sương giá, mong chồng mình được mặc chiếc áo do chính tay vợ đan với tất cả tình yêu thương, nhưng khi chiếc áo tới được nơi chiến trường, thì người chồng đã hy sinh. Kháng chiến trường kỳ, đất nước có các mẹ, các chị đan áo, đan khăn tặng cho các chiến sĩ sưởi ấm lòng nơi chiến trường khi đông về. Nơi chiến trường bom rơi lửa đạn ấy, người lính luôn có một điểm tựa, một niềm tin nơi hậu phương để các anh chắc tay súng, bảo vệ sự yên bình cho quê hương, Tổ quốc.
Tôi không thích mùa đông nhưng lại có một tình yêu rất mơ hồ. Có lẽ mùa đông đã cho tôi hiểu và biết nhiều hơn về cuộc sống. Tôi hiểu, vì trong cái lạnh giá người ta luôn mong được sưởi ấm, dù chỉ là một chút thôi cũng thấy được giá trị lớn lao của sự ấm áp tình người, như mặt đất mong ánh nắng mặt trời mang đến sự sống sinh sôi của những chồi non khi xuân sang.
Trong nhịp sống hối hả hôm nay, mấy ai có thời gian ngồi đan khăn, đan áo? Khi thị trường tràn ngập hàng may sẵn, với đủ loại ta, tàu… phong phú, đa dạng... Vậy mà, vẫn còn những bà mẹ ngồi đan khăn, đan áo cho con, cháu mình. Áo đan tuy không đẹp bằng áo được dệt bằng công nghệ hiện đại, nhưng người mặc lại thấy ấm lòng và cảm nhận được tình yêu thương ấm áp biết nhường nào trong mùa đông lạnh giá. Mùa đông đều mang theo lạnh giá, nhưng lòng người luôn được sưởi ấm bằng tình yêu thương giữa con người với con người...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét