Lutz Bacher - Shadow Horse 2.
NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI
Trong ngôn ngữ chúng ta, "Hiện Đại - Modern" và "Đương Đại - Contemporary" là từ đồng nghĩa. Không may, trong thế giới nghệ thuật, hai thuật ngữ này định nghĩa hai thời điểm tạo nên tác phẩm khác nhau, hai cách tiếp cận để sáng tác khác nhau, nhiệm vụ của chúng khác nhau, và nhiều điều khác biệt nữa hơn là sự nhầm lẫn về mặt ngôn ngữ. Để hiểu về loại hình Nghệ-thuật-đương-đại, đầu tiên chúng ta cần hiểu sự khác biệt giữa hai cách gọi Hiện-đại và Đương-đại trong nghệ thuật.
Nghệ-thuật-hiện-đại thường được biết đến với những tác phẩm được thực hiện trong hai giai đoạn, một là những năm 1860 và hai là trong những năm 1970. Các tác phẩm nghệ thuật thực hiện trong những giai đoạn này đều thử nghiệm cách biểu hiện mới nhằm vượt khỏi những giá trị truyền thống. Thử nghiệm những chất liệu tạo hình khác nhau và cách tiếp cận nghệ thuật mới, với việc đưa nghệ thuật ra khỏi sự miêu tả thông thường của nghệ thuật truyền thống, hướng tới tư duy trừu tượng. Cách biểu đạt tự do và mang tính cách mạng của những tư tưởng đến từ bên trong người nghệ sĩ, cách biểu hiện với tầm nhìn như vậy đã đánh dấu sự ảnh hưởng vĩ đại của Nghệ-thuật-hiện-đại. Điều này không chỉ đem lại những khái niệm trừu tượng mà còn ảnh hưởng đến sự tiếp cận thế giới thực, những vấn đề xã hội và mô tả thế giới hiện đại.
NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI
Trong ngôn ngữ chúng ta, "Hiện Đại - Modern" và "Đương Đại - Contemporary" là từ đồng nghĩa. Không may, trong thế giới nghệ thuật, hai thuật ngữ này định nghĩa hai thời điểm tạo nên tác phẩm khác nhau, hai cách tiếp cận để sáng tác khác nhau, nhiệm vụ của chúng khác nhau, và nhiều điều khác biệt nữa hơn là sự nhầm lẫn về mặt ngôn ngữ. Để hiểu về loại hình Nghệ-thuật-đương-đại, đầu tiên chúng ta cần hiểu sự khác biệt giữa hai cách gọi Hiện-đại và Đương-đại trong nghệ thuật.
Nghệ-thuật-hiện-đại thường được biết đến với những tác phẩm được thực hiện trong hai giai đoạn, một là những năm 1860 và hai là trong những năm 1970. Các tác phẩm nghệ thuật thực hiện trong những giai đoạn này đều thử nghiệm cách biểu hiện mới nhằm vượt khỏi những giá trị truyền thống. Thử nghiệm những chất liệu tạo hình khác nhau và cách tiếp cận nghệ thuật mới, với việc đưa nghệ thuật ra khỏi sự miêu tả thông thường của nghệ thuật truyền thống, hướng tới tư duy trừu tượng. Cách biểu đạt tự do và mang tính cách mạng của những tư tưởng đến từ bên trong người nghệ sĩ, cách biểu hiện với tầm nhìn như vậy đã đánh dấu sự ảnh hưởng vĩ đại của Nghệ-thuật-hiện-đại. Điều này không chỉ đem lại những khái niệm trừu tượng mà còn ảnh hưởng đến sự tiếp cận thế giới thực, những vấn đề xã hội và mô tả thế giới hiện đại.
Jeff Koons - Lady Gaga, Gazing Ball.
GIAI ĐOẠN KẾT THÚC
Đối với nhiều người thời điểm kết thúc của Nghệ-thuật-hiện-đại được xác định trong những năm 1970 với sự ra đời của thời kỳ Hậu-hiện-đại. Đến cuối thế kỷ 20, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta thấy sự lớn mạnh của những loại hình Video-Art và Nghệ-thuật-trình-diễn, với sự thử nghiệm, ứng dựng lấy từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, chúng ta cũng thấy sự phát triển của những thuyết, triết lý nghiên cứu về thời kỳ Hậu-hiện-đại với sự thống trị của hiện tại, nơi sự tập trung hướng vào những điều mà chúng ta đã có, và nó đòi hỏi sự nhận biết phải biểu đạt những xu hướng mới nhất. Bây giờ, là thời điểm tất cả mọi điều bắt đầu để xây dựng, định hình sự chiết trung và đa dạng của Nghệ-thuật-đương-đại.
Sự ảnh hưởng từ những ý tưởng hậu hiện đại là tất cả mọi điều đều bị tách rời nhưng đồng thời mỗi thực thể đều có ý nghĩa phù hợp theo cách riêng của mình, hoài nghi về mọi định nghĩa, tạo nên tinh thần chi phối từ bên trong của Nghệ-thuật-đương-đại. Cùng sự đa dạng và thách thức tự nhiên, Nghệ-thuật-đương-đại tạo nên những tác phẩm với sự kết hợp đa dạng của vật liệu, phương pháp, khái niệm với những tư tưởng chống lại truyền thống và thách thức những định nghĩa dễ dãi. Nghệ sĩ khám phá những ý tưởng, khái niệm, câu hỏi, thực hành trong quá khứ với mục đích để hiểu hiện tại và hình dung tương lai. Đó là bởi sự đa dạng trong các phương pháp tiếp cận, Nghệ-thuật-đương-đại thường được xem như thiếu một sự thống nhất trong nguyên lý biểu đạt, tư tưởng hay sự định hình và rõ ràng công chúng luôn được tự hỏi rằng điều này đang thiếu một phần nào đó.
GIAI ĐOẠN KẾT THÚC
Đối với nhiều người thời điểm kết thúc của Nghệ-thuật-hiện-đại được xác định trong những năm 1970 với sự ra đời của thời kỳ Hậu-hiện-đại. Đến cuối thế kỷ 20, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta thấy sự lớn mạnh của những loại hình Video-Art và Nghệ-thuật-trình-diễn, với sự thử nghiệm, ứng dựng lấy từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, chúng ta cũng thấy sự phát triển của những thuyết, triết lý nghiên cứu về thời kỳ Hậu-hiện-đại với sự thống trị của hiện tại, nơi sự tập trung hướng vào những điều mà chúng ta đã có, và nó đòi hỏi sự nhận biết phải biểu đạt những xu hướng mới nhất. Bây giờ, là thời điểm tất cả mọi điều bắt đầu để xây dựng, định hình sự chiết trung và đa dạng của Nghệ-thuật-đương-đại.
Sự ảnh hưởng từ những ý tưởng hậu hiện đại là tất cả mọi điều đều bị tách rời nhưng đồng thời mỗi thực thể đều có ý nghĩa phù hợp theo cách riêng của mình, hoài nghi về mọi định nghĩa, tạo nên tinh thần chi phối từ bên trong của Nghệ-thuật-đương-đại. Cùng sự đa dạng và thách thức tự nhiên, Nghệ-thuật-đương-đại tạo nên những tác phẩm với sự kết hợp đa dạng của vật liệu, phương pháp, khái niệm với những tư tưởng chống lại truyền thống và thách thức những định nghĩa dễ dãi. Nghệ sĩ khám phá những ý tưởng, khái niệm, câu hỏi, thực hành trong quá khứ với mục đích để hiểu hiện tại và hình dung tương lai. Đó là bởi sự đa dạng trong các phương pháp tiếp cận, Nghệ-thuật-đương-đại thường được xem như thiếu một sự thống nhất trong nguyên lý biểu đạt, tư tưởng hay sự định hình và rõ ràng công chúng luôn được tự hỏi rằng điều này đang thiếu một phần nào đó.
Banksy - Apeman.
ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHỆ-THUẬT-ĐƯƠNG-ĐẠI LÀ GÌ?
Trước đây chúng ta cho rằng người nghệ sĩ là cá nhân duy nhất tạo nên tác phẩm. Với sự phát triển của Nghệ-thuật-đương-đại, khán giả đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc đem tới ý nghĩa và tạo nên sự biểu đạt của tác phẩm. Quá trình này trở nên quan trọng và sự đa dạng của các cách tiếp cận giúp hình thành nên những thể loại khác nhau trong cùng một loại hình nghệ thuật. Điều này thoát ra khỏi những định nghĩa chi phối và chỉ tăng cường tinh thần hậu hiện đại. So với một trong những phong trào chịu chi phối và ảnh hưởng của Nghệ-thuật-hiện-đại, trường phái Ấn-tượng-trừu-tượng (Abstract Expressionism), Nghệ-thuật-đương-đại dường như thiếu sự chia sẻ ý tưởng và cách biểu hiện, từ khi Nghệ-thuật-đương-đại hình thành là ngần đấy thời gian của những câu hỏi liên tiếp, tái đánh giá và thử nghiệm nghệ thuật. Sự thử nghiệm này được thực hiện mà không nhằm tạo nên những điều thiêng liêng, cao cả. Tất cả mọi thứ đều được sử dụng và tất cả mọi điều đều có thể trở thành nghệ thuật. Do những điều như vậy, các đối tượng của các tác phẩm đương đại, theo đuổi từng xu hướng trong mỗi thời điểm, tạo ra xu hướng trong mỗi thời điểm và luôn luôn phát triển để mở rộng ý tưởng về những gì được coi là nghệ thuật mới. Đối tượng của tác phẩm là, thường xuyên phản ánh những vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện đại với mục đích tái định nghĩa thế giới và các giá trị đã được chấp nhận.
ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHỆ-THUẬT-ĐƯƠNG-ĐẠI LÀ GÌ?
Trước đây chúng ta cho rằng người nghệ sĩ là cá nhân duy nhất tạo nên tác phẩm. Với sự phát triển của Nghệ-thuật-đương-đại, khán giả đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc đem tới ý nghĩa và tạo nên sự biểu đạt của tác phẩm. Quá trình này trở nên quan trọng và sự đa dạng của các cách tiếp cận giúp hình thành nên những thể loại khác nhau trong cùng một loại hình nghệ thuật. Điều này thoát ra khỏi những định nghĩa chi phối và chỉ tăng cường tinh thần hậu hiện đại. So với một trong những phong trào chịu chi phối và ảnh hưởng của Nghệ-thuật-hiện-đại, trường phái Ấn-tượng-trừu-tượng (Abstract Expressionism), Nghệ-thuật-đương-đại dường như thiếu sự chia sẻ ý tưởng và cách biểu hiện, từ khi Nghệ-thuật-đương-đại hình thành là ngần đấy thời gian của những câu hỏi liên tiếp, tái đánh giá và thử nghiệm nghệ thuật. Sự thử nghiệm này được thực hiện mà không nhằm tạo nên những điều thiêng liêng, cao cả. Tất cả mọi thứ đều được sử dụng và tất cả mọi điều đều có thể trở thành nghệ thuật. Do những điều như vậy, các đối tượng của các tác phẩm đương đại, theo đuổi từng xu hướng trong mỗi thời điểm, tạo ra xu hướng trong mỗi thời điểm và luôn luôn phát triển để mở rộng ý tưởng về những gì được coi là nghệ thuật mới. Đối tượng của tác phẩm là, thường xuyên phản ánh những vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện đại với mục đích tái định nghĩa thế giới và các giá trị đã được chấp nhận.
Yayoi Kusama – I pray with all of my love for tulips.
VÀ CUỐI CÙNG
Bây giờ chúng ta làm gì? Nếu thể loại nghệ thuật này cho chúng ta cảm giác rằng nó không có một định nghĩa cụ thể, sự đa dạng trong những tiếp cận tác phẩm là vô hạn, vậy làm thế nào chúng ta có thể hiểu được sự khác biệt giữa Nghệ-thuật-đương-đại và Nghệ-thuật-hiện-đại? Những gì được cho là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại này là: Nghệ-thuật-hiện-đại tham chiếu quá khứ, từ đó tạo nên tác phẩm và cố gắng để hiểu được thời điểm hiện tại. Nghệ-thuật-đương-đại cũng nhằm mục đích hiểu hiện tại, nhưng hiện tại lại bị tách rời và biến đổi. Trong bối cảnh này, tác phẩm chỉ có thể nói đến sự bao la trong đa dạng và vì tác phẩm đòi hỏi khán giả sự nhận thức về thế giới xung quanh cùng những câu hỏi thoảng qua. Chúng đang có và chúng ảnh hưởng như thế nào khi chúng ta chiêm ngưỡng và tự liên hệ với thế giới, nhưng trong những phút tiếp theo đó, một điều mới sẽ đến và thay đổi cái nhìn của chúng ta.
VÀ CUỐI CÙNG
Bây giờ chúng ta làm gì? Nếu thể loại nghệ thuật này cho chúng ta cảm giác rằng nó không có một định nghĩa cụ thể, sự đa dạng trong những tiếp cận tác phẩm là vô hạn, vậy làm thế nào chúng ta có thể hiểu được sự khác biệt giữa Nghệ-thuật-đương-đại và Nghệ-thuật-hiện-đại? Những gì được cho là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại này là: Nghệ-thuật-hiện-đại tham chiếu quá khứ, từ đó tạo nên tác phẩm và cố gắng để hiểu được thời điểm hiện tại. Nghệ-thuật-đương-đại cũng nhằm mục đích hiểu hiện tại, nhưng hiện tại lại bị tách rời và biến đổi. Trong bối cảnh này, tác phẩm chỉ có thể nói đến sự bao la trong đa dạng và vì tác phẩm đòi hỏi khán giả sự nhận thức về thế giới xung quanh cùng những câu hỏi thoảng qua. Chúng đang có và chúng ảnh hưởng như thế nào khi chúng ta chiêm ngưỡng và tự liên hệ với thế giới, nhưng trong những phút tiếp theo đó, một điều mới sẽ đến và thay đổi cái nhìn của chúng ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét